Hướng dẫn cách nhặt lông yến, cách chưng yến
Dụng cụ chuẩn bị nhặt lông yến
Trước khi học cách nhặt lông tổ yến, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng như sau để quá trình làm sạch dễ dàng hơn:
- 01 thau màu trắng hoặc 01 chén thủy tinh, chén sứ có kích thước lớn. Bởi vì việc chọn vật dụng màu sắc trái ngược với màu đen của lông chim yến sẽ giúp cho bạn dễ dàng phát hiện phần lông yến li ti.
- Nhíp hoặc kẹp gắp loại nhỏ chuyên dụng và rây sạch lỗ nhỏ.
- Muỗng, đĩa sứ trắng với kích thước lớn.
2 cách nhặt lông yến không mất chất, nhanh gọn
Có 2 cách nhặt lông tổ yến đúng cách, không bị mất chất và nhanh chóng cụ thể như sau:
Cách 1: Nhặt lông yến bằng cách ngâm nước
Cách nhặt lông tổ yến bằng phương pháp ngâm nước sẽ gồm 5 bước, được thực hiện như sau:
Bước 1: Mở vòi nước xả sạch tổ yến thô nhằm loại bỏ bụi bẩn rồi ủ yến trong tủ lạnh từ 3 đến 4 tiếng cho đến khi tổ yến dẻo, không dễ gãy là được.
Bước 2: Tiếp tục cho tai yến vào thau nước sạch rồi dùng nhíp loại bỏ bụi, lông yến. Một lưu ý nhỏ là nên thực hiện thao tác nhanh chóng để yến không bị rã, sẽ rất hao yến.
Bước 3: Chậu nước sau khi đã nhặt xong sẽ lọc qua rây, bóp nhỏ phần yến và lông li ti còn đọng lại rây. Lắc rây trong một chậu nước khác để bụi và lông nhỏ rơi ra hết.
Bước 4: Tiếp tục cho phần vụn yến còn lại trên rây vào một chén sứ và nhặt sạch những phần lông vụn còn sót lại.
Bước 5: Đem phần tổ yến đã sơ chế đi chưng hoặc bảo quản trong các túi zip, để vào ngăn mát tủ lạnh để dùng cho những lần sau.
Cách 2: Nhặt lông yến bằng cách ủ lạnh không ngậm nước
Cách nhặt lông tổ yến bằng phương pháp ủ lạnh không ngâm nước sẽ gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Loại bỏ tạp chất
- Ngâm tổ yến trong thau nước tầm 1-3 phút, không nên ngâm quá lâu vì sẽ dễ bị mất chất.
- Dùng bàn chải và chà thật kỹ để loại bỏ vỏ trứng, lông tơ bên ngoài, tốt nhất nên chải dưới vòi nước để các bụi bẩn nhỏ dễ được loại bỏ.
- Tiếp tục ngâm nước thêm 1-2 tiếng để tổ yến rời ra rồi lọc qua rây, nhặt lông.
Bước 2: Ủ yến lạnh
Cho yến vừa ngâm vào hộp nhựa có nắp đậy kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 3 tiếng hoặc để qua đêm.
Bước 3: Nhặt lông yến
- Lấy yến đã ủ trong tủ lạnh rồi dùng nhíp loại bỏ những sợi lông, cặn bẩn ra khỏi tổ yến.
- Phần gốc tổ yến sẽ rửa qua nước sạch, vắt khô và để lên đĩa trắng, dùng nhíp gắp từng phần lông nhỏ.
- Tách phần “xơ mướp” vụn yến rồi ngâm với thau riêng, đổ ngập nước và bóp nhẹ các sợi yến tách ra. Gạn nước từ từ để đổ phần lông bẩn ra ngoài và lặp lại khoảng 3 lần cho đến khi yến chuyển sang màu trắng khoảng 90%.
- Vắt khô và cho phần yến vụn còn lại ra đĩa trắng rồi tiếp tục làm sạch bằng nhíp gắp.
Bước 4: Thành phẩm và bảo quản
- Để cả hai phần yến vào rây rồi rửa lại một lần cuối ở dưới vòi nước trước khi chế biến.
- Có thể chia nhỏ nhiều phần yến cho mỗi lần sử dụng, bảo quản tươi trong ngăn mát tủ lạnh 1 tuần hoặc sấy khô, sấy lạnh là có thể bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm.
Lưu ý trong khi làm sạch tổ yến sào
Cách nhặt lông tổ yến không quá khó nhưng sẽ đòi hỏi người làm sự khéo léo, tỉ mỉ để đảm bảo các chất dinh dưỡng bên trong tổ yến không bị mất đi. Trong quá trình làm sạch yến, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau để quá trình sơ chế yến đạt chuẩn nhất:
- Chỉ sử dụng nước lạnh ở nhiệt độ thường để rửa yến và không nên dùng nước nóng để đảm bảo các chất dinh dưỡng của tổ yến được giữ nguyên.
- Chỉ làm sạch bằng nước và không sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa nào khác. Bạn không nên làm theo những lời khuyên về việc dùng chất tẩy rửa để yến có màu đẹp và trắng ngần.
- Thời gian ủ yến có thể thay đổi linh hoạt, thông thường sẽ từ 3 đến 4.5 tiếng, chỉ cần cảm thấy sợi yến mềm, dẻo là có thể mang ra ngoài, không nên ngâm quá lâu để tránh trường hợp tổ yến bị mất chất.
- Các thao tác làm sạch tổ yến cần phải thực hiện nhanh chóng để tổ yến vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng cần thiết.